Thiết kế trần nhà cũng là một mẹo trang trí nhà đẹp mà bạn cần phải biết. Tiêu chí để phân chia ra các loại trần nhà đó là nằm ở chất liệu. Mỗi chất liệu đều có những ưu & nhược điểm riêng. Tùy vào cấu trúc của căn nhà cũng như là ý thích của chủ nhân mà có thể chọn những mẫu trần nhà sao cho phù hợp nhất với không gian sống. Hãy cùng tham khảo ngay các loại trần nhà phổ biến này bạn nhé!
1. Trần nhà bằng gỗ
Chất liệu trần nhà đầu tiên cần phải kể đến đó chính là chất liệu gỗ. Về mặt bản chất, gỗ là một vật liệu phổ biến, có nguồn gốc từ tự nhiên. Nó có tính ứng dụng cao và hầu như nó được sử dụng để làm ra các sản phẩm nội thất gia đình phổ biến hiện nay như bàn, ghế, tủ,….Thông thường chủ nhà sẽ ít khi sử dụng gỗ để làm trần nhà bởi vì lo ngại về mặt an toàn. Quan niệm trần nhà là không gian ở trên cao, vì thế nên sử dụng các chất liệu có độ bền cao và chắc chắn như bê tông thì mới an toàn. Cùng với đó, Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, do đó sử dụng gỗ làm trần nhà thì cũng có khá nhiều rủi ro.
Trên thực tế, trần nhà gỗ được sử dụng nhiều ở các vùng khí hậu mát & lạnh. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được những căn nhà ở Bắc Âu hay các vùng xứ lạnh khác thì 100% nhà được xây bằng gỗ. Nếu bạn muốn áp dụng kiểu trần gỗ này ở nước ta, cần chú ý đến việc điều hòa nhiệt độ để trần không bị nứt nẻ và cong vênh do sức nóng mang lại.
Ưu điểm của những không gian trần gỗ này đó chính là nó tạo nên một cảm giác sang trọng và ấm cúng. Cùng với đó chính là màu sắc gần gũi, ấm áp những vẫn rất hiện đại.
Có thể bạn quan tâm: Báo giá thiết kế nhà phố của Louis
2. Trần nhà thạch cao
Những năm gần đây, xu hướng lựa chọn trần nhà thạch cao đang ngày càng tăng mạnh. Tất nhiên chất liệu này cũng tồn tại những ưu điểm vô cùng vượt trội. Đầu tiên có thể kể đến đó chính là chi phí thi công thấp. Đồng thời có được những tạo hình vô cùng đa dạng để bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với sở thích của mình.
Trần thạch cao cũng có hai loại trần chính: Đó là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thả với hệ thống khung lộ ra bên ngoài. Cùng với đó là những đường ghép tấm thạch cao ẩn sau phần khung nên việc kết dính các tấm thạch cao không có nhiều đòi hỏi khắt khe. Trần thạch cao chìm với mục đích che đi phần dầm để đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ. Thông thường khách hàng sẽ yêu thích trần nhà thạch cao chìm hơn.
Tổng hợp những mẫu thiết kế nhà phố của Louis
3. Trần nhà nhựa
Tuy không phổ biến bằng trần thạch cao nhưng trần nhựa cũng mang trong mình những ưu điểm nổi trội riêng của nó. Đặc biệt ở những khu nhà cao tầng, bạn sẽ dễ dàng thấy được các nhà thầu vẫn rất ưa chuộng sử dụng các loại trần nhà nhựa này. Nhìn chung trần nhựa khá nhẹ nhàng, tạo sự thuận lợi cho việc di chuyển. Đặc biệt giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, lắp đặt nhanh và giá mua vào rẻ hơn so với các loại trần khác. Loại trần nhà nhựa thường được các chủ nhà áp dụng đó là nhựa PVC.
4. Trần nhà nhôm
Một loại trần nhà cuối cùng được nhắc đến đó chính là trần nhà nhôm. Đặc tính của nhôm đó chính là nó có bền mặt mát lạnh, vì thế chủ nhà cũng thường áp dụng loại trần nhà nhôm nay để đem đến không khí mát mẻ hơn cho cả không gian sống. Do đó mục đích của việc thiết kế trần nhà nhôm nay đó chính là làm giảm bớt không khí nóng. Nhưng nhìn chung, trần nhôm hiện nay vẫn ít được ưa chuộng bởi vì những bất cập của nó. Trong đó có thể kể đến việc lắp đặt các thiết bị điện ở trên trần vì nhôm có khả năng dẫn điện. Điều này sẽ gây nên những rủi ro trong gia đình bạn.
Trên đây là các loại trần nhà phổ biến thường được áp dụng cho không gian sống của gia đình bạn. Hãy chọn một mẫu trần nhà thích hợp để góp phần làm tươi mới cho không gian sống của bạn nhé. Tìm hiểu ngay!
Nguồn ảnh: Internet